Cũng giống với nhiều việc khác, trẻ phát triển khả năng nói là sự tổng hợp khả năng bẩm sinh và quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Dưới đây là 7 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Việc chủ động nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói của trẻ. Đối với trẻ trong giai đoạn tập nói, trong thời gian trẻ “hóng chuyện”, có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ… để trẻ bắt chước và nói chuyện theo.
Với trẻ lớn hơn, cần nói chuyện thật chậm, rõ từng từ để trẻ có thể bắt chước dễ dàng hơn.
Nên kết hợp với hành động tay chân, biểu cảm khuôn mặt khi trò chuyện với trẻ. Khi trẻ đáp lại, hãy tỏ ra hào hứng, khen ngợi trẻ. Còn nếu chưa hãy kiên nhẫn, lặp lại nhiều lần và khuyến khích trẻ tiếp tục tập nói.
Khi trẻ tập nói, thường phát âm không chuẩn, nói ngọng hoặc líu lưỡi. Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, người lớn cần tuyệt đối không bắt chước nói theo giọng điệu của trẻ. Bởi điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, trẻ sẽ tiếp tục nói sai, nói ngọng nhiều lần và khó sửa.
Sách chính là liều thuốc thần kỳ với trẻ chậm nói, giúp bé làm quen với từ mới, vần điệu mời và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Nên chọn những quyến sách có nhiều hình ảnh, màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú hơn.
Những bài hát thiếu nhi cũng là cách tốt nhất để trẻ ghi nhớ từ ngữ bởi nhịp điệu vui tươi của bài hát khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Một trong những hành động giúp trẻ mở rộng vốn từ ngữ và giúp trẻ gắn kết từ ngữ với đồ vật với nhau đó chính là giải thích giúp trẻ hiểu hơn về hành động mà người lớn đang làm. Ví dụ như: Mẹ và con cùng mang giày đi chơi thôi nào, giày to của mẹ, còn giàu nhỏ của con… Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói có thể không giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn giao tiếp qua cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Cho nên, trẻ muốn gì hãy để trẻ tự làm, việc này được rất nhiều chuyên gia khuyến khích bởi đây là cách dạy mang lại hiệu quả cao cho trẻ em chậm nói.
Có một môi trường lành mạnh trẻ sẽ học nói nhanh hơn. Đặc biệt, là những cuộc trò chuyện, hoạt động cùng gia đình, thầy cô và đặc biệt là các bạn đồng trang lứa. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi và tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi nhiều hơn. Việc này không những giúp trẻ trở nên bạo dạn, nhanh nhẹn mà còn tạo cho trẻ có nhiều điều kiện để phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.
Trả lời bé mọi lúc mọi nơi
Cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy trẻ tập nói. Hãy chú ý và lắng nghe bé muốn gì và trả lời kịp thời những thắc mắc của trẻ. Khi trẻ chỉ tay vào những đồ vật gì đó, cha mẹ hãy nhanh chóng trả lời con.
Ví dụ như: Bé chỉ tay vào vào cái cốc vì bé muốn uống nước, cha mẹ hãy nhanh trí trả lời lại bé rằng: con muốn lấy cốc uống nước đúng không, mẹ sẽ lấy nước cho con nhé! Hoặc cha mẹ hãy chỉ những đồ vật xung quanh bé và đọc tên đồ vật đó ra để giúp bé nhận biết, ghi nhớ và giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Tìm trung tâm giúp trẻ chậm nói ở đâu?
Nếu bố mẹ quá bận rộn với công việc, khó có thời gian trò chuyện cùng bé, hãy cho bé đi nhà trẻ, các trung tâm tự kỉ, chậm nói hoặc tìm cho bé một gia sư dạy học. Bé có thể vừa tiếp xúc được với ngôn ngữ, vừa tiếp thu được kiến thức. Tại trung tâm gia sư Bảo Châu, chúng tôi đã từng tìm gia sư cho nhiều bé ở độ tuổi 2,3 tuổi. Phụ huynh hoặc tìm người chơi với bé bằng các flash card, hoặc tìm các bạn gia sư giúp bé học ngôn ngữ thứ 2. Đó cũng là một cách cho bé phát huy khả năng ngôn ngữ của mình. Hơn nữa, phụ huynh có thể yên tâm về gia sư vì tại trung tâm Bảo Châu, các gia sư đều có hồ sơ rõ ràng tại website. Gia sư tuân thủ đầy đủ quy định về tác phóng, ăn mặc, cử chỉ, luôn xuất trình rõ ràng giấy tờ tùy thân và bằng cấp trong buổi đầu đến dạy.
Sửa bài viết
Chuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 23/10/2023