Làm cách nào "đánh bay: áp lực học hành, thi cử?

Ngày nay, chuyện học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học hành, thi cử ngày càng nhiều, con số này càng đáng báo động. Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Căng thẳng thi cử quá mức là yếu tố tâm lý nguy hiểm cần được nhận biết. Gia sư Bảo Châu xin chia sẻ chút ý kiến về vấn đề này.

1. Biểu hiện của căng thẳng, áp lực:

  • Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn,...
  • Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...

  • Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...
  • Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...

2. Nguyên nhân dẫn đến áp lực tâm lý

  • Những trẻ có tâm lý yếu dễ xúc động, thường xuyên bị nghe những lời chỉ trích từ cha mẹ, hay bị so sánh với các bạn cùng lớp, bị cha mẹ bắt học những thứ mà bản thân trẻ không thích hay áp lực khi bị điểm kém, bị thầy cô phê bình... khiến trẻ ngày càng áp lực, áp lực chồng chất.
  • Trẻ học không hiểu bài, không tiếp thu được dẫn đến hôm thi không làm được bài, không đạt được kết quả như ý muốn, e còn chịu sự chỉ trích khi bị điểm kém khiến căng thẳng nhiều hơn.
  • Không có ai tâm sự, chia sẻ để trẻ được giải tỏa áp lực.
  • Cha mẹ đòi hỏi ở con quá nhiều, không lắng nghe nguyện vọng, tâm sự của con

  • Trẻ chưa có phương pháp phù hợp để ghi nhớ, làm bài hiệu quả và điểm số cao.

3. Những mẹo trong học tập giúp giảm stress

- Đừng cố gắng ghi nhớ quá nhiều
 
Việc đầu tiên của lời khuyên để đối phó với sự căng thẳng, lo lắng trước giờ G là đừng cố nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một vài tiếng thậm chí vài phút trước giờ thi. Hãy tập trung ghi nhớ những đề mục, hoặc những thông tin quan trọng. 
 
- Bắt đầu ôn bài thật sớm
 
Nên ôn bài từ khoảng 15-20 ngày trước thi để bộ não có thời gian ghi nhớ, xử lý thật tốt. Các em nên có kế hoạch lập thời gian biểu ôn tập để chủ động hơn trong việc ôn luyện.
 
- Giữ bình tĩnh trước trong phòng thi
 
Bạn nên hít thở sâu và nhẹ nhàng, có thể nghe nhạc, uống chút nước, hát bài hát yêu thích,... 
- Tự lên đề cương cho chính mình
 
Việc tự viết đề cương, chuyển những kiến thức được học thành ý của mình sẽ giúp các em ghi nhớ dễ hơn
 
-  Tự chăm sóc bản thân
 
Việc học là quan trọng nhưng cũng phải chú ý sức khỏe, nên ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất, nếu thấy mệt mỏi nên nghỉ ngơi nhiều hơn và thực hiện đúng theo thời gian biểu đề ra.
 
- Tự làm đề thi thử trước bằng thời gian trong phòng thi để quen dần với áp lực phòng thi.
 
4. Bố mẹ nên làm gì để giúp con?
 
- Cha mẹ không nên so sánh con mình với bạn bè cùng trang lứa, không nên so bì kết quả nếu trẻ không được điểm cao hay xếp hạng nhất.
 
- Động viên trẻ bằng những món quà, phần thưởng phù hợp để động viên, khuyến khích trẻ
 
- Trước khi thi nên tạo cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái, thường xuyên động viên con, nấu những món ngon cho con, nên nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh với con.
 
- Nếu con bị điểm thấp không nên đay nghiến, chỉ trích, nói những lời tổn thương con, bố mẹ nên giữ bình tĩnh nói chuyện, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
 
- Đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu. Cha mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, trẻ ngủ đủ giấc giúp con bạn cải thiện trí óc và khả năng tập trung. Ngược lại nếu trẻ mất ngủ kéo dài cần được khám và chữa trị kịp thời.

- Chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình thi cử vất vả. Làm nhiều món ngon với trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều protein... Tránh lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá...

- Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, các bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

Gia sư Bảo Châu với đội ngũ gia sư chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp các em học sinh giảm áp lực, dễ dàng hơn trong quá trình học.
 

Sửa bài viết

Top