Nhắc tới chương trình toán cấp 2 chắc hẳn bạn học sinh nào cũng quá quen thuộc với cụm từ Hằng đẳng thức đáng nhớ, không phải 1 là tới tận 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Cum từ này đã cho chúng ta thấy rằng 7 hằng đẳng thức này có tầm quan trọng như thế nào mà bắt buộc học sinh phải NHỚ. 7 hằng đẳng thức huyền thoại cũng gây khá nhiều ám ảnh cho đa số học sinh đặc biệt là với những bạn tư duy chưa tốt. Học thuộc chỉ là 1 phần mà cái quan trọng là các bạn biết vận dụng vào làm bài tập. Gia sư Bảo Châu sẽ hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu nhất để các e có thể nhớ và vận dụng một cách có hiệu quả nhất
Đẳng thức 1: ( a + b )2 = a2 + 2a.b + b2
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một Tổng bằng bình phương số thứ nhất, Cộng với hai lần tích số thứ nhất và số thứ hai, Cộng với bình phương số thứ hai.
Đẳng thức 2: ( a – b )2 = a2 – 2a.b + b2
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một Hiệu bằng bình phương số thứ nhất, Trừ đi hai lần tích số thứ nhất và số thứ hai, Cộng với bình phương số thứ hai.
Đẳng thức 3: a2 – b2 = ( a – b ).( a + b )
Phát biểu bằng lời: Hiệu hai bình phương bằng Hiệu của số thứ nhất và số thứ hai Nhân với Tổng của số thứ nhất và số thứ hai.
Đẳng thức 4: ( a + b )3 = a3 + 3a2.b + 3a.b2 + b3
Phát biểu bằng lời: Lập phương của một tổng bằng lập phương của số thứ nhất, Cộng ba lần tích bình phương của số thứ nhất với số thứ hai, Cộng ba lần tích số thứ nhất với bình phương của số thứ hai, Cộng lập phương của số thứ hai.
Đẳng thức 5: ( a – b )3 = a3 – 3a2.b + 3a.b2 – b3
Phát biểu bằng lời: Lập phương của một tổng bằng lập phương của số thứ nhất, Trừ ba lần tích bình phương của số thứ nhất với số thứ hai, Cộng ba lần tích số thứ nhất với bình phương của số thứ hai, Trừ lập phương của số thứ hai.
Đẳng thức 6: a3 + b3 = ( a + b ).( a2 – a.b + b2 )
Phát biểu bằng lời: Tổng hai lập phương bằng Tổng của số thứ nhất và số thứ hai Nhân với bình phương thiếu của Hiệu.
Đẳng thức 7: a3 – b3 = ( a – b ).( a2 + a.b + b2 )
Phát biểu bằng lời: Hiệu hai lập phương bằng Hiệu của số thứ nhất và số thứ hai Nhân với bình phương thiếu của Tổng.
- Các em đừng quá lo sợ mà hãy thoải mái tinh thần điều này giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
- Từ con số hãy chuyển qua thành phát biểu thành lời, tìm ra quy luật ở những công thức có sự tương đồng.
- Nên tìm hiểu bản chất của từng hằng đẳng thức mới có thể nhớ công thức lâu.
Bất kể môn học nào thì việc thường xuyên luyện tập sẽ tạo thành phản xạ và lối mòn trong tư duy với việc học 7 hàng đẳng thức này cũng thế.
- Vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ cũng nên theo trình tự. Trước tiên bạn nên vận dụng mỗi loại hằng đẳng thức để giải các bài tập nhỏ tương ứng.
Đến khi đã thành thục thì có thể vận dụng một lúc nhiều hằng đẳng thức để giải các dạng bài tập phức tạp.
- Từ từ nâng cao hơn các mức độ.
- Không nên chủ quan tránh tình trạng hocc trước quên sau.
Những công thức Toán học vốn đã rất nhàm chán, vì vậy chúng ta phải lựa chọn phương pháp sao cho sinh động, sáng tạo nhằm kích thích ý muốn học hỏi hơn. Ở đây chúng ta có thể ghi những hằng đẳng thức này vào các tờ giấy ghi nhớ (Sticker) – cách thường sử dụng để học từ vựng Tiếng Anh. Những tờ giấy đầy màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của người học, việc gặp quá nhiều lần như vậy thì dù không muốn chúng ta cũng phải học tốt.
Toán học không khô khan và khó nhớ nếu như chúng ta học trên tinh thần thoải mái và biết áp dụng liên môn học. Trên đây chỉ là một số cách mà Gia sư Bảo Châu tổng hợp lại để giúp các bạn có một cách học hiệu quả hơn với 7 hằng đẳng thức. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình tiếp thu kiến thức môn Toán, vui lòng liên hệ với Gia Sư Bảo Châu qua số 0966 042 043 để được hỗ trợ tốt nhất.
Sửa bài viết
Chuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 23/10/2023