Bật mí những thói quen của học sinh giỏi để học tốt hơn

Có bao giờ các bạn học sinh thắc mắc, tại sao những bạn khác học ít hơn nhưng kết quả luôn tốt hơn mình? Có phải do các bạn kia tư chất thông minh hơn không? Thật ra, thành công của một người chỉ do 10% thông minh và may mắn, còn 90% phụ thuộc vào sự cố gắng và phấn đấu của mỗi người. Vậy các bạn học tốt có những cách nào để đạt kết quả tốt, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Nên có phương pháp học tập hiệu quả

Đây là cái cốt yếu mỗi học sinh cần nắm được. Nếu không có phương pháp phù hợp, chúng ta sẽ học hành rất vất vả nhưng kết quả lại không được như ý, hoặc cảm thấy có quá nhiều cái cần học nhưng mãi học chẳng xong. Vậy xây dựng phương pháp học bằng những cách sau:

- Học mỗi ngày chứ không phải sát ngày thi mới học

Không ai tập thể dục một ngày mà thấy khỏe đẹp ngay, học cũng vậy. Nếu ngày nào các em cũng học, kiến thức được tích lũy ngày càng nhiều, các bạn sẽ dễ dàng hơn khi đến các kỳ thi hay kiểm tra. Để đến sát ngày thi hay kiểm tra mới học, lượng kiến thức quá lớn, học một cách ồ ạt khiến các em không thể tiếp thu cũng như ghi nhớ hết được.

- Nên có thời gian biểu rõ ràng, quản lý thời gian bản thân

Chỉ khi xây dựng thời gian biểu, các em mới có thể tận dụng hết thời gian của bản thân, không lãng phí thời gian. Mọi việc như học hành, nghỉ ngơi, học những môn gì, học trong bao lâu... được sắp xếp chi tiết, hợp lý. Thực hiện theo thời gian biểu được đề ra các em sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

- Loại bỏ yếu tố gây xao nhãng việc học

Làm sao các em có thể học hiệu quả khi đang xem tivi hay dùng điện thoại được? môi trường ồn ào sẽ khiến các em mất tập trung. hãy tắt tivi, cất điện thoại và chọn cho mình một không gian yên tĩnh để học tốt hơn nhé.

- Học những cái khó trước, dễ sau

Khi mới bắt đầu vào học, các em đang vô cùng hưng phấn và tràn đầy hứng khởi học hành, nên giải quyết những vấn đề khó nhằn trước, những vấn đề dễ và đơn giản nên để lúc cuối, khi tinh thần học đã giảm và có phần uể oải.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân

Đặt mục tiêu chính là động lực lớn nhất để các em bắt tay vào việc học. Mục tiêu dài hạn là những việc cần hoàn thành trong thời gian dài. Khi có khao khát đạt được mục tiêu, các em sẽ có động lực để học tập. Nhưng những mục tiêu dài hạn như 2 năm, 5 năm, 10 năm quá lớn lao, nhiều em sẽ cảm thấy mông lung, không biết phải làm như thế nào thì cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn.

- Mục tiêu dài hạn

Đây chính là những ước mơ, mục đích để cho các em phấn đấu. Mục tiêu dài hạn chính là ngọn đèn đường, là kim chỉ nam cho các em vươn lên, phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Mục tiêu ngắn hạn

Để hoàn thành mục tiêu dài hạn, các em cần đặt ra những mục tiêu càng chi tiết, càng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong kỳ học, năm học... cho các em thêm động lực, cũng như củng cố rằng những việc các em đang làm phù hợp và đúng đắn. Những mục tiêu ngắn hạn chính là những viên gạch xây nên lâu đài dài hạn, là bước đệm cho thành công sau này.

3. Xây dựng những thói quen tốt cho bản thân

- Kỷ luật

Thói quen đầu tiên các em cần có và duy trì chính là tính kỷ luật. Việc đặt ra mục tiêu sẽ không hoàn thành nếu các em không có quy định cho chính bản thân mình. Biểu hiện của tính kỷ luật là học sinh tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ được tập thể giao phó. Nhờ có tính kỷ luật, các em sẽ tập trung năng lực, vượt qua khó khăn, sức ỳ, sự ỷ lại để hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Đọc sách

Câu nói nổi tiếng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách giúp ta mở mang đầu óc, hiểu biết bản thân, giúp mỗi chúng ta khám phá ra giá trị bản thân, từ đó chắp cánh ước mơ và khát vọng sáng tạo. Thói quen đọc sách là quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài, mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy để có thêm nhiều tri thức hơn, nhiều hiểu biết hơn.

- Chăm sóc bản thân

Bạn nghĩ sao nếu sắp đến một kỳ thi quan trọng mà chúng ta lại lăn ra ốm? Đến lúc vào phòng thi lại đau bụng? Các em phải biết yêu quý, chăm sóc chính bản thân mình, để bản thân khỏe mạnh thì việc học mới hiệu quả. Nên tạo thói quen tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Có chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo các em luôn sẵn sàng cho việc học cũng như có tâm trí minh mẫn, tinh thần thoải mái hơn.

4. Những việc học sinh cần làm trên lớp

- Nên ngồi bàn đầu để có thể tập trung nghe giảng

Nhiều học sinh thích ngồi bàn cuối vì thoải mái làm việc riêng, ngủ gật... nhưng các em nên biết rằng, ngồi bàn đầu có áp lực thầy cô thường xuyên kiểm tra, hỏi bài khiến các em có động lực học tập, nghe giảng, ghi chép bài, như vậy các em sẽ học tốt hơn.

- Ghi chép bài vở đầy đủ

Không chỉ kiến thức trong sách giáo khoa, thầy cô giảng bài trên lớp có rất nhiều ví dụ, lưu ý, ghi nhớ quan trọng. Nếu chúng ta không ghi chép đúng và đầy đủ, đến lúc ôn tập sẽ khó khăn và không đạt kết quả như ý.

- Hỏi bài

Đừng ngại hỏi thầy cô cũng như các bạn học sinh học tốt những mục, công thức, bài tập không hiểu. Học thầy không tày học bạn để đảm bảo chúng ra hiểu bài và nắm được hết kiến thức cần thiết.

- Học để hiểu sẽ nhớ lâu hơn

Đừng học vẹt, học để đối phó với thầy cô hay các bài kiểm tra. khi các em hiểu được vấn đề, có thể diễn giải kiến thức theo ý của bản thân mình, các em sẽ nắm được và nhớ lâu hơn.

- Làm bài rõ ràng

Khi làm bài tập hay hệ thống kiến thức, các em nên chia thành các phần nhỏ, đánh dấu rõ ràng, tô đậm, gạch chân... bằng nhiều cách để khi chấm bài giáo viên có thể dễ dàng nắm được cũng như khi các em cần ôn lại cũng sẽ dễ dàng hơn.

- Luôn học kiểm tra miệng

Đừng nghĩ rằng kiến thức kiểm tra miệng là đối phó, học kiểm tra miệng chính là cách các em hệ thống kiến thức của hôm trước, các em sẽ dễ dàng hơn cho việc học bài mới.

- Bản thân có khả năng tự học

Các em phải biết khái quát kiến thức, đặt ra và giải quyết các vấn đề. Khi nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, các em sẽ tự đặt ra phương pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.

5. Tổng kết

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con em mình đạt kết quả cao, các em học sinh cũng cần phấn đấu không ngừng. Tuy nhiên, nên nắm được lực học của mình ở đâu, đừng quá đặt áp lực hay kỳ vọng quá sức sẽ dễ dẫn đến các em bị stress cũng như căng thẳng quá mức. Thành công cũng cần đi kèm với mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!

Để đồng hành cùng con trong chặng đường học vấn lâu dài, ba mẹ sẽ còn vất vả nhiều hơn nữa. Chúc ba mẹ vững tin và làm tốt nhiệm vụ của mình. Nếu cần gia sư hỗ trợ, ba mẹ đừng quên nhấc máy gọi ngay cho Gia sư Bảo Châu qua hotline 0966.042.043 và 0966.713.716 nhé!

Sửa bài viết

Top