1. Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cơ bản bao gồm 46 chữ cái được chia thành 5 nguyên âm cơ bản: a, i, u, e, o. Bảng này các bạn bắt buộc phải thuộc làu. Vì nếu không thuộc Kanji, bạn vẫn có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật bình thường. Còn nếu không nhớ bảng chữ cái Hiragana, 100% bạn sẽ không thể học tiếng Nhật.
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana tương đối đơn giản (ít nhất là so với Kanji), cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ Hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một vài bạn sẽ nghĩ việc này rất mất thời gian, nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả mà phương pháp này đem lại đấy.
– Cách thứ nhất và cũng là cách học thông dụng đã được nhiều người áp dụng thành công: Học bằng flashcard. Bạn sử dụng tấm bìa cứng, cắt ra thành từng ô vuông nhỏ. Mặt trước ghi chữ cái Hiragana, mặt sau ghi cách đọc bằng Romaji (loại chữ phiên âm cách đọc) . Sau đó trộn tất cả các tấm bìa lại với nhau. Học theo từng tấm bìa một. Chữ nào chưa nhớ hoặc khó nhớ bạn có thể để riêng ra một chỗ và luyện tập lại.
– Cách thứ hai: Hãy in bảng chữ cái Hiragana ra giấy và luyện viết bằng cách viết đè lên các chữ cái. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn thứ tự các nét, điều này không chỉ giúp bạn học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật mà còn giúp bạn nhớ cách viết chúng.
Học bảng chữ Hiragana thông qua việc “đọc” sẽ có hiệu quả hơn và nhanh hơn việc chỉ viết tay từ hai đến ba lần đấy.
2. Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
Sau khi học thuộc toàn bộ Hiragana, chúng ta chuyển sang bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana. Hai bảng chữ cái này có cách đọc hoàn toàn giống nhau, nên ta chỉ cần nhớ thêm mặt chữ. Cách học cũng rất đơn giản. Bạn viết chữ Katakana ở mặt trên tấm bìa. Nhưng lần này mặt sau là chữ Hiragana tương ứng.
Như vậy, bạn có thể vừa học được Katakana vừa ôn lại Hiragana để hoàn toàn biết hết các chữ cái tiếng Nhật. Hơn nữa điều này giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa 2 bảng chữ cái tiếng Nhật với nhau trước khi học thuộc hết chúng.
3. Viết thật nhiều
Cách ở trên chỉ giúp bạn nhớ được mặt chữ, nhưng hơn hết bạn cũng cần phải nhớ cách viết nữa. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30-45 phút để viết 20% lượng chữ trong một bảng chữ cái tiếng Nhật. Hãy viết trên giấy có kẻ ô để tập viết các nét chuẩn ngay từ đầu nhé. Vừa viết, bạn vừa đọc nhẩm hoặc đọc to để luyện phát âm và nhớ lâu hơn.
4. Học mọi lúc mọi nơi
Đam mê sẽ biến thành sự thật khi nó đi cùng với sự rèn luyện kiên trì. Bạn hãy chăm chỉ và chịu khó học mọi lúc mọi nơi: trong lúc nấu ăn, làm việc nhà hay đang ngồi trên xe buýt… Sự rèn luyện đó sẽ giúp tiếng Nhật trở nên gần gũi với bạn hơn, “mưa dầm thấm lâu”. Và rồi bạn sẽ thành công.
Để được tư vấn trực tiếp những phương pháp học hiệu quả vui lòng liên lạc zalo hoặc hotline theo số điện thoại 0966 042 043 để được giải đáp.
Sửa bài viếtChuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 23/10/2023