BÍ QUYẾT RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Việc học của con có khiến ba mẹ đau đầu vì phải thường xuyên nhắc nhở? Thế thì ngay bây giờ, ba mẹ hãy cùng Gia sư Bảo Châu học ngay cách rèn kĩ năng tự học cho con qua những bí quyết bên dưới nhé!

1. Nhẹ nhàng hóa việc học

Chương trình học ngày càng đổi mới, có phần nặng nề hơn về cả thời lượng lẫn kiến thức. Chạy theo thời cuộc, bố mẹ dễ gây áp lực lên bé về việc học. Tuy nhiên, việc này chỉ làm bé sợ học, mệt mỏi hơn khi nhắc đến việc học. 

Hãy giúp con cảm thấy quá trình học thú vị bởi con được tiếp thu kiến thức. Và đương nhiên, không phải kiến thức nào con cũng phải lĩnh hội hoàn toàn. Hãy biết điểm mạnh của con mình để phát triển, phần còn lại, hãy nhẹ nhàng hóa để con thấy việc học không có gì là vất vả. Ngược lại con sẽ yêu việc đến trường, đam mê nghiên cứu bài học hơn. 

Thay vì nhắc nhở khiến con ỷ lại, hãy giúp con tạo một thời gian biểu hợp lý, phù hợp với năng lực của con từ những ngày bé mới vào tiểu học. 

2. Giúp trẻ phát triển tư duy phản biện

Trong sinh hoạt gia đình, ba mẹ nên tập cho trẻ phát biểu ý kiến cũng như lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con để trẻ hình thành tư duy phản biện tốt hơn. Trong quá trình học tập, khi các bé tự do tiếp thu kiến thức theo cách của riêng mình thì vốn kiến thức sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn, từ đó trẻ rất muốn được phát biểu và phản biện khi thấy ý kiến khác chưa phù hợp.

3 cơ hội 'vàng' giúp trẻ thông minh hơn - VnExpress Đời sống

Tư duy phản biện sẽ giúp một vấn đề được nhìn nhận từ các góc nhìn khác nhau, thế giới quan của trẻ cũng từ đó mà phát triển đa chiều hơn. Do đó, phụ huynh nên kiên nhẫn rèn luyện cho con khả năng này, đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ thụ động.

3. Phát triển kỹ năng đọc - hiểu của con

Để tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng đọc hiểu đóng vai trò rất quan trọng. Ngày nay, khả năng đọc hiểu của trẻ tiểu học đã phát triển rất nhiều so với các thế hệ đi trước, nhờ vào những nền tảng được học từ bậc mầm non. 

Trẻ càng lớn càng lười đọc sách, vì sao? - Tuổi Trẻ Online

Bên cạnh việc học ở trường, phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ tìm tòi học hỏi những kiến thức thông qua sách báo, phim ảnh và mạng internet,... tìm những chủ đề mà trẻ yêu thích để kích thích trẻ phát triển kỹ năng này.

4. Giúp trẻ rèn luyện tính tự lập

Để định hướng cho trẻ trong việc chủ động học tập, phụ huynh có thể cùng con xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân trẻ. Trong đó, trẻ được quyền lựa chọn các mục tiêu mà phụ huynh gợi ý, cam kết thực hiện mục tiêu cùng trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy không bị quá sức và sẽ cảm thấy được ba mẹ tin tưởng nên từ đó sẽ không ngừng cố gắng và phấn đấu, nỗ lực trong học tập nhằm đạt được cam kết như ban đầu.

Ba điều nhỏ giúp trẻ sống tự lập và có trách nhiệm - VnExpress Đời sống

Phụ huynh chỉ nên đóng vai trò là người hỗ trợ trẻ xây dựng kế hoạch học tập khoa học, không nên thay trẻ vạch ra những định hướng mà ba mẹ mong muốn chứ không phải là trẻ mong muốn vì việc thường xuyên bị áp đặt sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản, thiếu tự tin vào bản thân, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến việc học của chính các con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên để trẻ tự chọn lựa cách thức học tập phù hợp với bản thân vì khả năng tiếp thu của mỗi trẻ là rất khác nhau, chính vì thế để trẻ chủ động tiếp thu kiến thức là phương pháp học tập hiệu quả nhất.

5. Dành lời khen ngợi đúng lúc

Quá trình chủ động học tập đối với trẻ tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy phụ huynh có thể ủng hộ, khích lệ tinh thần của trẻ bằng những lời khen ngợi đúng thời điểm, tránh tình trạng ba mẹ sử dụng lời khen quá mức khiến trẻ tự cao và chủ quan, lơ là trong học tập vì nghĩ mình đã làm tốt rồi.

Sử dụng lời khen hiệu quả với trẻ - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Đa phần các phụ huynh thường có xu hướng thưởng cho bé khi con đạt được thành tích học tập nhất định. Thực tế, việc này sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ việc học của mình là cho người khác vì học sẽ được thưởng chứ không phải học vì bản thân. Có rất nhiều cách thể hiện sự tán dương trẻ, do đó ba mẹ nên cân nhắc để lựa chọn cách phù hợp nhất cho các con.

6. Xây dựng các hoạt động học tập sáng tạo

Bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh: Thỏa sức sáng tạo

Lứa tuổi Tiểu học, trẻ còn ham chơi nên phần nhiều sẽ dễ bị gián đoạn và xao nhãng trong quá trình tự học. Vì thế, để giảm bớt sự hiếu động nhưng cũng không bắt trẻ phải ngồi học quá nhiều, ba mẹ hãy cùng con xây dựng các hoạt động vừa học vừa chơi như diễn kịch, nhập vai,... các trò chơi sáng tạo do cả gia đình cùng nghĩ ra lồng ghép bài học trong đó sẽ trở nên vui vẻ vá giúp trẻ dễ tiếp thu hơn.

 

Hy vọng rằng những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp ba mẹ có được cho mình những phương pháp dạy con hữu ích. Để đồng hành cùng con trong chặng đường học vấn lâu dài, ba mẹ sẽ còn vất vả nhiều hơn nữa. Chúc ba mẹ vững tin và làm tốt nhiệm vụ của mình. Nếu cần gia sư hỗ trợ, ba mẹ đừng quên nhấc máy gọi ngay cho Gia sư Bảo Châu qua hotline 0966.042.043 và 0966.713.716 nhé!

Sửa bài viết

Top