1. Học thật nhiều thì sẽ giỏi
Trong suy nghĩ của nhiều người thì việc học nhiều tương ứng với việc học giỏi. Học nhiều ở đây là có nghĩa là dành nhiều thời gian để ngồi học, là học thuộc nhiều kiến thức trong sách giáo khoa. Học như vậy sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, được thầy cô tuyên dương. Tuy nhiên, học thuộc nhiều không hẳn là học giỏi. Bạn nên nhớ bộ não con người có giới hạn nhất định, khi bạn muốn nhớ thêm những kiến thức mới bạn cần xóa bớt đi những kiến thức cũ. Hãy tưởng tượng bộ não của chúng ta như 1 chiếc thẻ nhớ hay 1 chiếc USB vậy đừng tham vọng sẽ ghi nhớ được tất cả. Có nhiều người rất nhớ lý thuyết, hỏi đến đâu là đọc vanh vách tới đó nhưng kiến thức ngoài thực tiễn, kiến thức thực tế lại rất kém. Vậy nên trong việc học, ghi nhớ không quan trọng bằng tư duy, lý thuyết không quan trọng bằng việc áp dụng chúng vào thực tiễn như thế nào bởi chúng ta đâu mài sách ra mà ăn được.
2. Việc học chỉ liên quan đến các môn học
Trên lý thuyết thì việc học chỉ liên quan đến các môn học, đến sách vở nhưng nhiều phụ huynh quên rằng học từ cuộc sống còn quan trọng hơn là việc học trong sách vở. Kiến thức các môn học trong sách vở luôn phải gắn liền với đời sống thực tế nếu không thì cũng chỉ là lý thuyết suông mà thôi. Có những môn học , những kiến thức nếu cứ tư duy một cách máy móc hay học thụ động thì điều đó không khác nào bạn đang học vẹt. Sự thông minh và nhạy bén của con người nằm ỏ chỗ biết tư duy vạn dụng vào thực tiễn một cách khoa học và chủ động. Vì vậy học giỏi không phải là học lý thuyết mà còn là áp dụng vòa thực hành sao cho tốt cho đúng.
3. Học là phải có thành tích
Thành tích là mục tiêu tất yếu mà bất kể người học nào cũng đều hướng đến. Đặc biệt đối với các em học sinh thì điểm số, giấy khen, danh hiệu là những thứ dễ dàng nhất để đánh giá việc nhận thức và ý thức học tập của các em. Tuy nhiên việc đề cao một cách thái quá chuyện thành tích sẽ dẫn đến cái nhìn phiến diện về năng lực của người học và vô tình biến việc học trở thành áp lực nặng nề, thậm chí nó còn làm mất đi ý nghĩa, giá trị đích thực của việc học, chạy theo thành tích, bằng cấp mà không quan tâm đến chất lượng đào tạo. Đó là chưa kể điểm số của bài kiểm tra còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm lý của người học, quan điểm của người chấm bài. Có những người cả thời đi học chưa bao giờ được bằng khen hay được đi thi các giải nhưng khi học đại học hay khi đi làm thì lại rất tốt. Vì vậy đừng mắc sai lầm khi quá quan trọng hóa chuyện thành tích trong việc học.
4. Học để làm ông này bà nọ
Đây là tư tưởng quá phổ biến của các ông bố bà mẹ và các em học sinh, sinh viên hiện nay. Với quan niệm tưởng như đúng này dẫn đến việc học trở thành công cụ để đạt được những ham muốn trong cuộc sống chứ không phải học để có kiến thức và vì đam mê. Việc học do vậy trở thành gánh nặng
5. Học để lấy bằng
Hiện nay không ít người học quan niệm học để lấy cái bằng, coi đó là cái để khẳng định trình độ, vị trí của bản thân hay đó là công cụ để xin được một công việc mà ít ai quan tâm mình đã học được những gì. Biết bao trường hợp người học chỉ đến lớp để điểm danh, chỉ đến hôm thi thậm chí là nhờ, thuê người học hộ, thi hộ. Nếu người học chỉ coi việc học là để lấy bằng mà không nghĩ mình đã học được gì từ tấm bằng ấy thì quả thật đã lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức một cách vô ích.
Việc học xuất phát từ đam mê và sự tiếp thu của mỗi người. có những người tuy không thông minh, không được học rộng nhưng bù lại họ có sự cần mẫn, chăm chỉ, luôn chú ý quan sát học hỏi thì kiến thực học nhận lại gấp bội phần những người chỉ chạy theo bề nổi của việc học hành. Cha mẹ hãy là những người sát cánh thông thái giúp con định hướng đúng đắn con đường đi cho con cái để giúp các em xác định được mục tiêu của cuộc đời, để sống có ích cho xa hội.
Để đồng hành cùng con trong chặng đường học vấn lâu dài, ba mẹ sẽ còn vất vả nhiều hơn nữa. Chúc ba mẹ vững tin và làm tốt nhiệm vụ của mình. Nếu cần gia sư hỗ trợ, ba mẹ đừng quên nhấc máy gọi ngay cho Gia sư Bảo Châu qua hotline 0966.042.043 và 0966.713.716 nhé!
Sửa bài viếtChuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 27/09/2023