Rất nhiều cha mẹ đang có chung nỗi băn khoăn là làm sao có thể dạy cho trẻ tự lập từ bé vì phụ huynh có quá nhiều việc bận rộn không thể lúc nào cũng chăm sóc cho con mọi lúc mọi nơi. Hiểu được nỗi trăn trở này, chúng tôi xin chia sẻ với cha mẹ 3 điểm chính trong cách người Nhật dạy con từ lập từ nhỏ.
Có 3 điểm nổi bật chính nhất trong cách dạy con tự lập của người nhật đó là: dạy con tự lập khi đến trường, tạo thói quen tự lập từ sớm và không bao giờ chỉ trích những kết quả mà con làm được.
Khi ở nhà hay đi học, ba mẹ Nhật đều chú ý đến việc dạy con tự lập và luôn khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình.
Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường: khi mới đến lớp, trẻ phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà; nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng phải thay đồ và giày. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm.
Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau.
Do ở Nhật, thời gian học thường kéo dài từ sáng tới chiều, các em thường được mẹ chuẩn bị bữa ăn mang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Thậm chí, có nhiều bạn nhỏ ở Nhật tuy mới là học sinh tiểu hoc nhưng đã có thể nấu ăn và tự nấu cho bản thân.
Ngoài những tiết học trên lớp, các em sẽ được tham gia vào các lớp học ngoại khóa. Có rất nhiều khóa học và những câu lạc bộ dạy nữ công gia chánh, thêu thùa may vá hay nấu những món ăn đơn giản hoặc những câu lạc bộ thể thao như bắn cung, tập võ…
Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về” thế nhưng khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Sự “tạo điều kiện” hết cỡ của bố mẹ như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự giác, tự lập trong chính công việc cá nhân mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một ai khác. Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc.
Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản, như việc cho trẻ tự mặc quần áo chẳng hạn. Dạy trẻ phân biệt mặt trước sau, trái phải, dạy trẻ mặc quần áo như thế nào. Có thể trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian trong những lần đầu. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích hoặc khen ngợi trẻ thay vì làm giúp trẻ. Sau một vài lần, trẻ hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một cách nhanh chóng.
Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của mình hay chỉ đơn giản là đem cất ly nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự lập hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa tăng cơ hội gần gũi giữa mẹ và trẻ vừa giúp bé tự lập hơn.
Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi trẻ đã quen dần. Khi trẻ đã quen với việc cất đồ chơi sau khi chơi, mẹ có thể khuyến khích con tự dọn dẹp phòng của mình hoặc giúp mẹ làm những công việc nhà đơn giản. Mẹ cũng nên chú ý là không nên la mắng con khi bé chưa thể tự mình làm được những việc đó. Việc la mắng chỉ làm con mất tự tin với khả năng của mình. Hãy kiên trì và nhẹ nhàng hướng dẫn cho con cách làm một lần nữa.
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, cha mẹ Nhật thường trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn và bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đủ lớn để trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối. Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật lúc nào cũng đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Nếu như bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì mẹ Nhật sẽ thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì mẹ Nhật sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo.
Trên giày dép của trẻ em Nhật luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để bé biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can ghi rõ loại đồ chơi với từng giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.
Mỗi chúng ta khi làm việc tốt ai cũng mong muốn nhận được lời khen. Và trẻ con cũng vậy. Theo các chuyên gia, việc giáo dục trẻ mầm non điều quan trọng là quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau chứ không phải kết quả như thế nào.
Cha mẹ Nhật quan niệm rằng chúng ta làm việc rất nhiều lần mới có thể thành thạo, nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai sót thì cũng là chuyện rất bình thường. Do đó mà mẹ Nhật không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn. Hơn nữa, việc giáo dục trẻ ở trường cũng luôn khuyến khích trẻ nói những điều mà bản thân nghĩ và làm những điều mà trẻ cho là đúng. Nếu trẻ nói sai thì phải hướng trẻ tìm ra điểm sai sót và đặc biệt không bao giờ chê trách, “thà làm sai còn hơn không làm gì cả” người ta quan niệm như vậy. Mắc sai lầm giúp trẻ mạnh dạn hơn.
Việc tạo một môi trường học để trẻ có thể thỏa sức tự làm và được khuyến khích để làm mọi thứ theo phong cách Nhật như vậy ở Hà Nội là vô cùng khó. Tuy nhiên đã có một số Tổ chức Giáo dục đã bắt đầu nhìn nhận ra tầm quan trọng của việc tạo một môi trường như thế ngày nay, đặc biệt với nhịp sống bận rộn của nhiều gia đình: các bố mẹ có thể yêu thương con hết mình, dành cho con những điều tốt nhất, nhưng bố mẹ không thể bên con cả ngày.
Gia sư Bảo Châu rất vui khi cùng cha mẹ ngoài việc giáo dục văn hóa cho con còn có thể chia sẻ với phụ huynh những phương pháp dạy con hiệu quả và tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra nếu có khó khăn trong quá trình học tập, Phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gia sư đến từ Trung tâm gia sư Bảo Châu qua số hotline 0966.042.043 ( cô Bảo Châu ) hoặc 0966.713.716 ( cô Lệ ).
Gia sư Bảo Châu vui khi được cùng phụ hunh đồng hành với các con.
Sửa bài viếtChuyên mục: Kinh nghiệm dạy con | Xuất bản: 25/09/2023