Thực tế thì không ít những vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua làm dư luận hoang mang. Vấn đề bạo lực học đường là vấn đề quan trọng cần được cha mẹ, nhà trường và xã hội quan tâm. Gia sư Bảo Châu xin đưa ra một vài nội dung liên quan đến bạo lực học đường và cách phòng tránh.
1. Bạo lực học đường là gì
Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi lo lắng của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng về mức độ cũng như tính chất.
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
2. Phân loại bạo lực học đường
Bạo lực học đường cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau.
Bạo lực về thể chất gây thương tích cơ thể học sinh.
Bạo lực bằng lời nói gây tổn thương tinh thần.
Bạo lực tâm lý.
Bạo lực xã hội.
Bạo lực điện tử.
3. Nguyên nhân của bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến và phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Bạo lực diễn ở môi trường học tập chủ yếu ở độ tuổi 12-17 tuổi. Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh, học sinh chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà có thể có những hành vi gây bạo lực học đường.
Xuất phát từ phía gia đình. Cha mẹ ít quan tâm đến con cái, thậm chí vì áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình.
Thứ ba đến từ nhà trường. Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục nhân cách, kĩ năng cư xử phẩm chất cho học sinh.
Thứ tư do phía xã hội. Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt. Văn hóa bạo lực dẫn học sinh tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời
Thứ năm do biến chất về mặt tâm lý. Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách nhìn nhận méo mó, lệch lạc biến thái.
4. Cách phòng tránh bạo lực học đường
Để giúp cha mẹ dạy con cách phòng tránh bạo lực học đường Gia sư Bảo Châu xin đưa ra một vài biện pháp sau:
* Đối với học sinh:
Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, kiềm chế cảm súc., ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
Chấp hành tốt nội quy trường lớp, tránh xa bạo lực, nếu gặp bạo lực báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.
*Đối với cha mẹ học sinh
Giáo dục, quan tâm chăm sóc và giành thời gian cho con cái.
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Ngoài ra nếu có khó khăn trong quá trình học tập, Phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gia sư đến từ Trung tâm gia sư Bảo Châu qua số hotline 0966.042.043 ( cô Bảo Châu ) hoặc 0966.713.716 ( cô Lệ ).
Sửa bài viết
Chuyên mục: Kinh nghiệm dạy con | Xuất bản: 25/09/2023