Đọc ngay 20 điều cha mẹ cần làm để giáo dục sớm cho trẻ

Nhiều năm về trước, khi những nhà giáo dục học, tâm lý học, bác sĩ khởi xướng kiến thức dạy trẻ bắt đầu từ giai đoạn ấu thơ đã vấp phải sự phản đối vô cùng kịch liệt của các bậc cha mẹ cũng như một số bộ phận tri thức, học giả khác vì họ cho rằng giáo dục sớm là đánh mất tuổi thơ của trẻ, ép trẻ phải gồng gánh nhiều kiến thức trước tuổi, khiến trẻ bất mãn, khó chịu và dấn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học và xã hội đã minh chứng cho tính đúng đắn của việc này, điển hình là sự vùng lên mạnh mẽ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.

Gia sư Bảo Châu xin phép chia sẻ cùng cha mẹ 20 việc làm cơ bản đầu tiên để giáo dục sớm cho bé, mong các bậc phụ huynh sẽ tìm thấy những điều hữu ích cho quá trình nuôi dạy con của mình.

1.Trò chuyện và đọc sách cho con nghe từ khi trẻ mới lọt lòng: Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển 200%/tháng, tế bào thần kinh của trẻ cũng vậy. Việc cho trẻ tiếp nhận những tín hiệu ngôn ngữ sớm sẽ kích thích khả năng của trẻ.

2. Nên cho trẻ nghe nhạc và học nhạc từ sớm: dạy trẻ âm nhạc chính là nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, giúp trẻ hoạt bát, tự tin, nuôi dưỡng tâm hồn cũng như nhân cách của con.

3. Dạy chữ và số sớm cho trẻ: Những bài thơ ngắn, vần điệu rất dễ nhớ, việc thường xuyên cho trẻ học thuộc lòng không phải chỉ là học vẹt, nó còn giúp não trẻ hoạt động nhiều hơn, dần dần trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. 

4. Cho trẻ chơi xếp hình, chơi đồ chơi trí tuệ thay vì xem tivi hay nghịch điện thoại kích thích bán cầu não của trẻ, kích thích khả năng sáng tạo vô tận của con

5. Thay vì mang về cho con xem, hãy mang con đến nơi xem: Việc được tham quan nhiều môi trường khác nhau như công viên, siêu thị, viện bảo tàng... sẽ kích thích tính tò mò và khả năng thích ứng của trẻ ở những môi trường khác nhau.

6. Đừng làm hộ con: Dù trẻ có thể làm bẩn, làm sai, làm hỏng nhưng cha mẹ nên để trẻ tự làm những việc như tự xúc ăn, tự chọn quần áo, tự đi vệ sinh...

7. Không trách mắng khi con làm sai: thất bại là mẹ của thành công, khi trẻ làm sai, hãy chỉ ra lỗi sai của trẻ, cùng trẻ tìm ra hướng khắc phục và rút ra những kinh nghiệm cần thiết.

8. Đừng tiếc lời khen với con: Còn gì hạnh phúc hơn khi làm xong việc được cha mẹ khen ngợi, hãy động viên con và trẻ sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu.

9. Tôn trọng sở thích, đam mê của con: Con bạn thích hát hò, nhảy múa nhưng bạn lại muốn con phải học toán, học ngoại ngữ? Việc học đều các môn là cần thiết, tuy nhiên con yêu thích gì, hãy để trẻ tự nhiên phát triển, đừng cấm cản con.

10. Đừng so sánh: Con nhà người ta luôn là câu cửa miệng của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, so sánh khiến con có thêm động lực phấn đấu nhưng không, chỉ khiến trẻ tự ti, khó chịu và ức chế mà thôi.

11. Đừng áp đặt suy nghĩ lên con: Cha mẹ nghĩ rằng những hành động đó là đúng đắn nhưng chưa chắc trẻ đã nghe theo. Hãy đặt mình vào vị trí của con, lắng nghe suy nghĩ, ý kiến của con cũng như tôn trọng ý muốn của trẻ, cha mẹ chỉ nên góp ý, hỗ trợ mà thôi.

12. Môi trường yên tĩnh không tốt cho sự phát triển trí não của trẻ: Khi không có sự tác động của môi trường, trẻ thường thụ động, phản ứng chậm chạp.

13. Không dùng ngôn ngữ trẻ con với trẻ: Nhiều cha mẹ cho rằng, nói chuyện với con bằng những ngôn ngữ trẻ con là cách gắn kết với trẻ nhưng điều này khi trẻ lớn lên sẽ phát âm sai, cha mẹ lại mất công dạy lại cho trẻ.

14. Đừng cãi nhau trước mặt trẻ: Dù chỉ vài tháng tuổi, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng trẻ có thể nhận thấy năng lực tiêu cực khi cha mẹ cãi vã, điều này hình thành nên tâm lý lầm lỳ, cục cằn của trẻ khi lớn lên.

15. Hãy chơi cùng con hoặc thường xuyên để trẻ chơi cùng anh chị em, bạn bè giúp trẻ phát triển tính cộng đồng và tính cách tích cực.

16. Không cười nhạo khuyết điểm của trẻ trước mặt người khác: Cha mẹ nghĩ rằng con còn nhỏ, không biết gì, nhưng thật ra trẻ sẽ tổn thương sâu sắc, thâm chí cảm thấy xấu hổ và căm ghét bố mẹ. Hãy góp ý riêng tư khi chỉ có bố mẹ và con cái.

17. Cho trẻ tiếp cận công nghệ đúng cách: Cho trẻ xem thời sự, xem các quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến trẻ sớm nói chuẩn và phát triển năng lực nhận thức nguyên mảng một cách hiệu quả.

18. Hãy dạy trẻ sinh hoạt có giờ giấc, đúng quy tắc: Những việc đơn giản như đi vệ sinh đúng nơi, không khạc đờm bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định... dần dần sẽ tạo cho trẻ thành người nề nếp, ngăn nắp và có tính kỷ luật.

19. Không nên cho trẻ có quá nhiều đồ chơi: Việc có nhiều đồ chơi khiến trẻ lơ đãng, không tập trung cũng như trẻ sẽ không biết trân trọng những món đồ chơi mà bản thân đang có, hình thành tính cách lãng phí, đòi hỏi thêm đồ chơi mới dù bản thân đã có nhiều đồ chơi.

20. Chơi thể thao bắt đầu càng sớm tiến bộ càng nhanh: Chơi thể thao không chỉ giúp trẻ có thêm sức khỏe, mà khi não bộ còn nhiều khoảng trống, thần kinh vận động dễ dàng phát triển hơn.

Nuôi dạy trẻ cũng giống như trồng cây, không thể thu ngay quả ngọt mà phải có thời gian chăm sóc, vun xới. Hi vọng với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh có thể rút ra những kinh nghiệm riêng cho quá trình giáo dục con cái.

Ngoài ra nếu có khó khăn trong quá trình học tập, Phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gia sư đến từ Trung tâm gia sư Bảo Châu qua số hotline 0966.042.043 ( cô Bảo Châu )  hoặc 0966.713.716 ( cô Lệ ).

Sửa bài viết

Top