Xin chào tất cả các bậc phụ huynh và các em học sinh !
Cháu/Em là Đỗ Thị Lan, hiện đang là sinh viên năm 2 khoa Tiếng Anh Thương Mại, Trường Đại học Ngoại Thương.
Mọi người nhận xét cháu/em là người thân thiện, hòa đồng, có tinh thần trách nhiệm, có tính kiên nhẫn, đặc biệt là nhiệt tình khi giúp đỡ những bạn học yếu hơn mình để cùng tiến bộ. Cháu/em xin được giới thiệu về bản thân:
1. Quá trình và thành tích học tập:
- 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi
- Năm lớp 5, cháu/em đạt: + giải Nhì kì thi học sinh giỏi cấp huyện
+ giải Ba kì thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp huyện
+ giải Khuyến Khích kì thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện.
- Năm lớp 9, cháu/em đạt giải Ba môn Ngữ Văn kì thi học sinh giỏi cấp huyện.
- Năm lớp 12, cháu/em đat: + 63/80 câu Tiếng Anh, 94/140 câu trong kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia Hà Nội, đỗ khoa tiếng Nhật
của trường Đại học Ngoại Ngữ.
+ môn Toán: 8,5đ; Ngữ Văn: 8,5đ; Tiếng Anh: 8,23đ; Đỗ Khoa Tiếng Anh Thương Mại của ĐH Ngoại Thương và
Quản Trị Kinh Doanh cảu ĐH Hà Nội.
- Kết thúc năm nhất đại học, điểm GPA của cháu/em loại giỏi: 3.3
2. Kinh nghiệm
- Có lẽ ai cũng hiểu kinh nghiệm cần được hình thành qua thời gian. Là một sinh viên đang bắt đầu bước sang năm 2, kinh nghiệm của cháu/em vẫn còn khá khiêm tốn.
- Cháu/em chưa từng đi gia sư nhưng: + đã từng kèm 2 đứa bạn cùng lớp từ không biết gì được 5,5 và 6 điểm thi Đại học môn Anh chỉ 4 tháng.
+ kèm 1 đứa em học trung bình thi vào 10 được 7,5 Toán và 8 Văn.
+ luôn nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, tìm ra cách giảng giải hiệu quả, kĩ càng để các bạn hiểu.
3. Quan điểm giảng dạy: "Dạy bằng cả cái tâm".
- Cháu/Em luôn quan niệm, đi dạy không phải chỉ vì kiếm tiền mà quan trọng hơn là vì yêu nghề nhà giáo. Một khi đã đứng lớp thì phải làm sao không thẹn với cái tâm, phải đủ nhiệt tình và tâm huyết truyền thụ cho các em kiến thức để các em có thể lĩnh hội được. Đi dạy mà không quan tâm đến sự tiến bộ của học sinh của mình, chỉ nghĩ đến những cái lợi vật chất cho bản thân thì đừng bao giờ đi gia sư hay theo nghề giáo.
4. Phương pháp giảng dạy: " Dạy bản chất, học bản chất".
- Rút kinh nghiệm từ cách dạy nhàm chán mà cháu/em phải học suốt thời học sinh, cháu luôn cố gắng tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho học sinh của mình, tránh thụ động, nhàm chán, dập khuôn, máy móc.
- Diễn giải kiến thức phức tạp thành đơn giản, không làm mất bản chất.
- Học Toán là phải học bản chất, không bày cách giải cho học sinh chỉ việc áp dụng mà gợi mở dần dần, kích thích tư duy.
- Học Văn là phải hiểu vấn đề, cảm nhận bằng cảm xúc thật, rồi cảm nhận về cuộc sống, hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội. học Văn không chỉ để THI, học Văn để tâm hồn rộng mở hơn bởi Văn học hướng con người ta đến thế giới Chân - Thiện - Mĩ.
- Học Tiếng Anh không chỉ ngữ pháp, học còn để giao tiếp, áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Cháu/em dạy theo phương pháp của người Do Thái, học tiếng Anh theo từng cụm trong ngữ cảnh riêng của nó....
5. Giáo án
- Môn Toán, chắt lọc, cập nhật, sử dụng hình ảnh,sơ đồ tư duy để dễ dang nắm bắt
- Môn Văn, bổ sung, hoàn thiện dựa trên giáo án của thày giáo cũ ( kinh nghiemj ôn thi trên 10 năm)
- Môn Anh, đi từ tổng quát về tiếng Anh rồi đi vào chi tiết từng mảng nhỏ; được xây dựng dựa theo tài liệu ôn thi đại học và nguồn của khoa Tiếng Anh Thương Mại trường Đại học Ngoại Thương.
Cháu/Em xin chân thành cảm ơn vì mọi người đã dành thời gian để đọc bài viết của cháu/em !