1. Giới thiệu chung về bản thân :
- Họ và tên : Nguyễn Phúc Hải
- Sinh viên : Năm Ba
- Trường : Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Khoa : Khoa học máy tính
2. Kinh nghiệm :
- Gia sư Toán cho học sinh cấp hai 2 năm :
+ Học sinh lớp 5 (Học trường Newton) : Trước khi được gia sư em đã bị mất gốc toán, học hay mất tập trung. Sau quá trình giảng dạy em đã có tiến bộ trong việc làm bài, biết cách tự khó tư duy và đạt điểm cao trong bài thi cuối học kì vừa rồi.
+ Học sinh lớp 6 (Trường THCS Nghĩa Tân) : Học sinh học kém, mất tập trung và lười học. Sau quá trình giảng dạy, em đã có tiện bộ trong việc chịu khó làm bài tập, chịu khó tư duy và cũng đạt thành tích tốt trong học kì vừa rồi.
- Gia sư Tiếng Anh cho học sinh cấp hai 1 năm :
+ Học sinh lớp 5 (Trường Tiểu học Nghĩa Tân) : Trước khi dạy, em học khá kém về phần Ngữ pháp và Từ mới. Nhưng sau quá trình rèn luyện và bổ túc đã có được kiến thức khá chắc để có thể học lên cao được. Tuy kì vừa rồi thành tích của em không được cao lắm nhưng cũng đã có tiến bộ khá rõ rệt so với trước khi được gia sư.
- Có kinh nghiệm về tin học lập trình và tư duy lập trình
- Có kinh nghiệm về tin học văn phòng cơ bản
3. Trình độ học vấn :
- Điểm thi đại học khối A1 năm 2018 : 24,25 (Toán : 8, Lý : 8, Anh : 8,25) (rất tiếc em đã không giữ lại giấy tờ gì để chứng minh điểm đại học, nếu có cách nào để chứng minh được em rất vui lòng thực hiện ạ)
- Đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc năm học 2018-2019 (điểm trung bình GPA 3.7)
- Giải Ba cuộc thi Học sinh giỏi Toán cấp Quận năm lớp 10
- Tham gia đội tuyển Học sinh giỏi Toán cấp Thành phố năm lớp 11 và lớp 12
- Tham gia đội tuyển Học sinh giỏi Vật lý cấp Thành phố năm lớp 8 và lớp 9
4. Quan điểm về cách giảng dạy :
- Theo bản thân em thì yếu tố quan trọng nhất quyết định việc giảng dạy là có tạo được động lực cho các em (các bạn) hay không. Dù cho có học giỏi và nhiều kinh nghiệm giảng dạy đến đâu, nhưng nếu không tạo được cho các em (các bạn) động lực học tập và nghe giảng thì cũng không thể phát huy được năng lực của các em ấy. Mặt khác, ta cũng không thể dạy các em (các bạn) theo kiểu bắt buộc, nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi họ không muốn, vì điều này không những không có hiệu quả cao mà đôi khi còn phản tác dụng. Em thường trò chuyện, hỏi han và làm bạn với học viên để có thể hiểu họ hơn, từ đó gia tăng mối quan hệ giữa hai người và giúp việc giảng dạy trở nên dễ chịu và có hiệu quả hơn.