-Tên em là : Đỗ Văn Tuấn
-Thi đại học được 26,5 điểm môn Hóa được 9,5 toán được 8,5 và lý được 8,5 .Cấp 3 lớp 11 thi HSG hóa cấp tỉnh được giải nhì lớp 12 thi HSG hóa được giải 3 cấp tỉnh.
Trong quá trình dạy học em luôn chuẩn bị đầy đủ giáo án và bài tập và luôn theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh. Luôn giải đáp thắc mắc của học sinh qua Facebook ở ngoài thời gian dạy.
-Kinh nghiệm: em đang dạy cho 1 em học lớp 11 tiến bộ khi bạn đó yếu phân Hữu Cơ và 1 em lớp 10 mới bắt đầu vào và tiế bộ rất danh do ( do cấp 2 không được đầu tư Hóa nhiều cho lắm ).Hiện tại đang ôn cho 1 bạn HÓa 12 mục tiêu 7đ trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới .
-Về phương pháp giảng dạy:
- Buổi đầu tiên, em sẽ có khoảng 30p để giới thiệu bản thân và cũng là để các bậc phụ huynh có thể biết thêm về cách dạy và cách học của em. Thông qua đó, các bậc phụ huynh có thể cho cháu biết về mục tiêu, mục đích mà con em nhà mình đang hướng tới và lực học của em học sinh hiện tại.
Khi đã nắm vững được các thông tin trên, em sẽ nói chuyện với em học sinh để làm quen với em và sẽ tiến hành dạy thử xem em ấy đã và đang học đến đâu và trình độ như thế nào:
+ nếu trình độ từ trung bình trở xuống, em sẽ trực tiếp cho làm bài trong sách giáo khoa để kiểm tra xem trình độ nắm bài trên lớp ra sao, khả năng nhớ bài như thế nào, tiếp thu trên lớp có tốt không.
+ nếu trình độ từ trung bình khá trở lên, khả năng tiếp thu lời nói và làm bài khá, em sẽ tiến hành ôn tập lại kiến thức cũ và buổi sau sẽ có bài test về khả năng: bài test sẽ bao gồm những bài tập từ dễ đến trung bình và đến khó, cuối cùng sẽ có 1 bài cực khó cần tư duy, khả năng nhạy bén cao.
- Đối với học sinh học lực từ trung bình trở xuống, bắt đầu buổi học sẽ là kiểm tra và chữa bài tập về nhà. Sau đấy ôn lại kiến thức hôm trước và kiến thức được học trên lớp.
+ Với học sinh ngoan, chăm chỉ: phương pháp giảng dạy chủ yếu là mưa dầm thấm lâu, bài tập sẽ được giao nhiều, đa dạng các bài từ rất dễ và lên cao dần, khi chữa bài thì sẽ chữa một số bài tiêu biểu nhất.
+ Với học sinh lười học, bướng: phương pháp giảng dạy là học ít nhưng phải nhớ được nội dung chính của bài và kèm theo đó là lời động viên, khuyên nhủ các em đi theo đúng hướng, đúng đường.
Tiếp theo là phần ôn lại, học lại bài giảng của cô trên lớp, chỗ nào không hiểu, không biết cách trình bày sẽ hướng dẫn lại, định hướng cách làm và rA bài tập cho các em làm. Kết thúc buổi học sẽ tổng kết hôm nay học gì? các em cần nhớ cái gì? và các em sẽ có bài tập về nhà để ôn lại.
- Đối với học sinh trung bình khá trở lên, buổi học bắt đầu là kiểm tra kiến thức cũ, kiểm tra bài tập và chữa sơ qua, định hướng cách làm, bài nào khó quá thì sẽ chữa mẫu, nếu các em làm sai thì thông qua định hướng sau buổi học làm lại và buổi sau sẽ kiểm tra lại. Tiếp theo là lướt qua kiến thức trên lớp xem có chỗ nào chưa hiểu cần giảng, định hướng lại và sau đó là tiến hành dạy nâng cao kiến thức cho các em. Kết thúc buổi học sẽ tổng kết hôm nay học gì? các em cần nhớ cái gì? và các em sẽ có bài tập về nhà để ôn lại.
Hàng tháng hoặc 2 tháng sẽ có 1 bài kiểm tra trình độ như bài kiểm tra học kì để quý phụ huynh xem xem con mình có tiến bộ hay không, cần khắc phục điểm nào và có nên thay đổi lộ trình của con mình hay không,...
-Em cảm ơn các quý phụ huynh và trung tâm đã lưu tâm đến hồ sơ của em .