Cha ông ta có câu "Nét chữ nết người", chỉ qua 4 chữ thôi nhưng cũng đã nói hết tầm quan trọng của chữ viết. Chữ viết không đơn thuần là phương tiện truyền tải thông tin mà nó còn thể hiện tâm hồn, tính cách của người viết. Với cuộc sống hiện đại thời nay, chữ viết dường như đang bị "lép vế" hơn khi mọi người chỉ quan tâm vào nội dung mà bỏ qua phần hình thức, bỏ quên giá trị của chữ viết. Cháu là Lê Ngọc Anh- Sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền với những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được từ việc học tập và đi gia sư cho các em học sinh tiểu học đặc biệt là những lớp luyện chữ hôm nay cháu xin chia sẻ cho các bậc phụ huynh cũng như các bạn gia sư có thể biết và rèn luyện cho các em học sinh nhất là học sinh.
Khi bước vào lớp 1, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các con chữ, cách viết chữ . Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để các em luyện chữ . Bởi càng non càng dễ uốn , chúng ta cần đưa trẻ vào định hướng đúng ngay từ bây giờ . Trẻ bắt đầu luyện chữ trước khi vào lớp 1 từ 1-2 tháng là tốt nhất .
Không nên cho trẻ luyện chữ từ quá sớm , bởi khi đó các em còn non nớt, tay còn yếu, các em chưa phát triển hết suy nghĩ sẽ khó để chỉ dẫn các em luyện chữ theo đúng cách .
2. Dụng cụ luyện chữ
Rất nhiều người nghĩ rằng , luyện chữ tốt hay không là do tay của các em là chính nhưng thực tế dụng cụ học tập của trẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nét chữ .
Cách chọn dụng cụ luyện chữ tốt
- Mực : Mực không nên mua loại mực cặn, có nhiều cấn ở dưới đáy lọ mực .Khi mua mực phụ huynh nên bơm thử mực nếu đầu ngòi có cặn thì không nên mua loại mực này vì nó sẽ làm gai đầu bút, nét chữ khó mềm mại
- Bút : Bút là yếu tố quyết định đến nét chữ của trẻ. Khi mua bút, các bậc cha mẹ nên viết thử lên giấy , chọn loại bút viết trơn và không có nét gợn . Tránh mua loại bút của người lớn vì tay trẻ và tay người lớn rất khác nhau. Có rất nhiều loại bút sản xuất ra dành riêng cho các em , phụ huynh có thể tham khảo dưới sự hướng dẫn của nhân viên bán hàng.
- Giấy , vở : Nên chọn loại giấy , vở của các hãng có uy tín, nên chọn loại giấy dày, trơn, dòng kẻ đẹp .
- Nếu các em còn nhỏ viết bút chì không nên chọn loại bút chì đắt quá, vì nét chì sẽ rất đậm , gây nét chữ thô và to khá xấu. Phụ huynh nên chọn cho các em loại bút chì độ tiền vừa phải, nét khá thanh, rất phù hợp với học sinh Tiểu học. Thêm đó , tẩy cũng rất quan trọng để các em giữ sách vở sạch đẹp. Cần mua loại tẩy tốt màu trắng đơn thuần chứ không nên mua các loại tẩy có nhiều hình thù đẹp mắt vì loại tẩy đó rất khó tẩy chì , nhiều trường hợp còn làm rách giấy.
3. Tư thế ngồi đúng cách
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. Độ cao và của bàn và ghế phải phù hợp với trẻ.
- Bên cạnh tư thế ngồi học đúng thì cách cầm bút cũng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Bởi nếu cầm bút sai cách, thì việc điều khiển ngòi bút sẽ không linh hoạt, khiến nét chữ không đều và ngay ngắn. Trẻ cầm bút sai cách thường có chữ viết không đẹp và không đúng chuẩn. Ngoài ra, cầm bút sai cách khiến bàn tay dễ bị mỏi, tốc độ viết chậm, khi trẻ chuyển sang viết bút mực thì mực rất dễ vấy bẩn ra tay trẻ. Do đó, ngay từ lần đầu tiên cầm bút, mẹ nên luyện cho con cầm bút đúng cách.
4. Cách cầm bút đúng
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
- Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết.
- Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón deo nhẫn).
- Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.
- Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
5. Một số cách viết chữ sao cho chuẩn
- Các con chữ độ dài, độ ngang, độ rộng theo đúng chuẩn qui định. Các bậc cha mẹ nên tập cùng con mình , nên dựa vào bảng chữ mẫu chuẩn( thường có sau các quyển vở của các em ) để hướng dẫn các em viết đúng nhất.
- Phụ huynh nên luyện cho các em từ những nét nhỏ nhất đó là các nét khuyết lên khuyết xuống, nên cho các em viết chữ dựa vào các dòng kẻ để nét chữ có thể thẳng và đẹp hơn
- Nên để các em tập từng con chữ rồi sang chữ cụ thể
- Quá trình luyện chữ đòi hỏi phụ huynh và học sinh cần kiên trì thì mới đạt được kết quả tốt. Mỗi ngày nên luyện từ 1-2h để tránh sự chán nản của các bé. Đó là khoảng thời gian để các bé tiếp thu một cách tốt nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà em đã rút ra trong quá trình luyện chữ từ nhỏ và luyện chữ cho các em bé Tiểu học. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và các em.
Nếu phụ huynh vẫn còn băn khoăn cũng như chưa tìm ra cách dạy cho con mình hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ tận tình nhất!
Gia sư Bảo Châu - 0966 042 043
Sửa bài viếtChuyên mục: Kinh nghiệm gia sư | Xuất bản: 17/01/2017